Ms Lync là giải pháp truyền thông hợp nhất của Microsoft. Giải pháp này cung cấp các ứng dụng quan trọng trong môi trường cộng tác như voice, video, instant messaging, presense, web conferencing … tích hợp sâu trong hệ sinh thái của Microsoft như AD, Exchange, Office ….
Tuy nhiên khó khăn của người dùng cuối khi sử dụng Microsoft Lync là khả năng kết nối của Lync với các hệ thống tổng đài hiện có hoặc đấu nối với nhà cung cấp dịch vụ thoại.Giai đoạn đầu người dùng chủ yếu sử dụng Lync để thử nghiệm và chạy song song với các hệ thống tổng đài nội bộ. Do đó, yêu cầu đấu nối giữa Lync và các hệ thống tổng đài là tất yếu cho phép các Lync client có thể thực hiện cuộc gọi ra PSTN cũng như gọi đến các máy nhánh khác.
Tùy theo hiện trạng của khách hàng mà có những mô hình đấu nối khác nhau. Về cơ bản, chúng ta sẽ có các mô hình sau:
1. Mô hình đấu nối giữa Lync và PBX qua voice gateway
Đối với mô hình này, khách hàng đã có sẵn tổng đài và muốn sử dụng thử nghiệm Microsoft Lync hoặc áp dụng cho một số nhân viên.
Tổng đài sẵn có không cho phép cấu hình SIP Trunk trực tiếp với Microsoft Lync. Do đó, giải pháp chúng tôi đề xuất sẽ sử dụng voice gateway để đấu nối.
Các yêu cầu của người dùng như sau:
- Có thể gọi điện thoại qua lại giữa Lync Client và máy điện thoại truyền thống bằng số extensions.
-
- Có thể gọi từ Lync Client ra ngoài PSTN ( bưu điện ). Ví dụ: gọi số di động từ Lync Client
-
- Có thể gọi từ bên ngoài đến Lync Client
Để đáp ứng các yêu cầu trên, các thiết bị cần phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Tổng đài phải hỗ trợ tính năng transit on trunk ( tandem )
-
- Voice gateway phải được Microsoft xác nhận tương thích như AudioCodes
-
- Đấu nối giữa AudioCodes gateway và PBX phải dạng BRI ( S0 ) hoặc PRI ( E1 )
Điểm thuận lợi của giải pháp này là có thể dùng Lync với rất nhiều loại tổng đài và những tổng đài thế hệ cũ miễn là các tổng đài đáp ứng tiêu chí trên.
Giải pháp này hiện tại chúng tôi đã thử nghiệm thành công với các tổng đài Hipath 3000 và Hipath 4000 của Siemens.
2. Mô hình đấu nối giữa Lync và IP-PBX qua SIP Trunk
Với trường hợp tổng đài sẵn có hỗ trợ Direct SIP với Ms Lync thì rất tiện lợi trong việc triển khai Lync vào hệ thống.
Người dùng chỉ cần phân hoạch lại dãy máy nhánh dùng cho Lync và cấu hình SIP Trunk giữa PBX sẵn có với Lync, cho phép gọi qua lại giữa Lync Client và extensions.
Các yêu cầu của người dùng như sau:
- Có thể gọi điện thoại qua lại giữa Lync Client và máy điện thoại truyền thống bằng số extensions.
-
- Có thể gọi từ Lync Client ra ngoài PSTN ( bưu điện ). Ví dụ: gọi số di động từ Lync Client
-
- Có thể gọi từ bên ngoài đến Lync Client
Để đáp ứng các yêu cầu trên, các thiết bị cần phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Tổng đài phải hỗ trợ tính năng transit on trunk ( tandem )
-
- Tổng đài hỗ trợ SIP Trunk và được xác nhận tương thích bởi Microsoft hoặc của hãng sản xuất tổng đài.
Do cấu hình SIP Trunk trực tiếp giữa Lync và tổng đài IP-PBX khá nghiêm ngặt nên cũng có rất ít tổng đài đáp ứng được. Chủ yếu là các tổng đài mới và có kiến trúc dạng Media Server và Media gateway.
Hiện tại chúng tôi đã triển khai thành công đấu Direct SIP giữa Ms Lync và OpenScape Voice của Siemens. Riêng dòng Hipath 4000 từ V6R2 trở lên thì theo tài liệu của Siemens cũng hỗ trợ đấu nối với Ms Lync thông qua Softgate, tuy nhiên chúng tôi chưa thử nghiệm thực tế.
Hình : Mô hình đấu Direct SIP giữa Lync và IP-PBX
Hình : Mô hình đấu nối Ms Lync với SoftSwitch
3. Mô hình đấu nối giữa Lync và PSTN
Đối với mô hình này thì Lync đóng vai trò là softswitch của hệ thống, cung cấp toàn bộ dịch vụ voice, video, instant messaging … cho doanh nghiệp.
Yêu cầu của mô hình này:
- Voice gateway phải được xác nhận tương thích bởi Microsoft
-
- Lync phone là điện thoại hỗ trợ Lync được xác nhận tương thích bởi Microsft.
Hiện tại mô hình này ở Việt Nam chưa áp dụng nhiều do một số nguyên nhân sau:
- Hầu hết các doanh nghiệp đều có tổng đài
-
- Đang bước đầu thử nghiệm
-
- Giá thành sử dụng ip phone còn cao và điện thoại hỗ trợ Lync thì giá còn cao hơn
-
- Doanh nghiệp sử dụng Lync phải có hạ tầng CNTT khá tốt
-
- Tính năng voice của Lync vẫn còn quá ít so với những tổng đài PBX truyền thống
-
- Các ứng dụng phụ trợ cho Lync như phần mềm tính cước, bàn chuyển thoại Operator, ứng dụng Contact Center …không phổ biến.
4. Mô hình đấu nối giữa Lync và SIP Provider
Đối với mô hình giải pháp này thì Lync sẽ đấu nối với các hệ thống viễn thông bên ngoài thông qua nhà cung cấp dịch vụ VoIP ( SIP Provider).
Về nguyên tắc thì chúng ta có thể cấu hình Mediation Server trỏ về SIP Server của nhà cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, để đảm bảo tính năng bảo mật và an ninh cho hệ thống, chúng tôi sử dụng thiết bị SBC ( Session Border Controller ) làm thiết bị trung gian giữa Mediation Server và SIP Provider.
Yêu cầu sử dụng mô hình này:
Cần có nhà cung cấp hỗ trợ dịch vụ SIPHệ thống của nhà cung cấp dịch vụ cần tương thích với Ms Lync Hiện tại mô hình này chưa phổ biến ở Việt Nam do các giao thức kết nối truyền thống vẫn phổ biến và các dịch vụ VoIP mới thực sự không có nhiều nổi trội hơn dịch vụ cũ ví dụ như chất lượng.
Để được tư vấn vui lòng liên hệ : 0909 608798 .